Quản lý tài chính cá nhân là gì? 9 nguyên tắc và công cụ hỗ trợ quản lý phổ biến nhất
Quản lý tài chính cá nhân là cách sử dụng tiền sao cho hợp lý theo nhu cầu cần thiết, mục tiêu cá nhân, dự định tương lai… Và có một nguồn lập dự phòng khi có trường hợp rủi ro, khẩn cấp. Để quản lý tài chính hiệu quả, bạn phải nắm được các nguyên tắc cũng như cách thực hiện tốt mà Ngân hàng số Timo đề xuất dưới đây
>> Xem thêm: 6 bước lập kế hoạch quản trị tài chính cá nhân
Tại sao cần phải quản lý dòng tiền tài chính cá nhân?
- Quản lý tài chính cá nhân để hiểu về tiền của mình
Quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn hiểu về dòng tiền và nhận thức rõ về tình hình tài chính của mình hơn. Nhờ đó, bạn sẽ biết được mình có cần thêm nguồn thu nhập hoặc phải giảm chi tiêu hay không, hoặc khoản đầu tư tài chính cá nhân nào phù hợp,… Bạn sẽ kiểm soát được cách thức hoạt động của đồng tiền của mình. Để thuận tiện và dễ dàng trong việc quản lý chi tiêu, bạn có thể sử dụng các app quản lý chi tiêu tài chính cá nhân miễn phí.
- Đảm bảo tài chính ổn định
Bên cạnh thu nhập từ việc đi làm kiếm tiền, hàng tháng bạn còn có những khoản chi tiêu. Do đó, để đảm bảo cân bằng về mặt tài chính, chi tiêu hợp lí và có thể tiết kiệm từ thu nhập, bạn nên biết cách quản lý tài chính cá nhân sao cho thật hiệu quả.
- Dễ dàng lập các mục tiêu tài chính cá nhân
Khi am hiểu về quản lý tài chính, bạn có thể xây dựng được các mục tiêu tài chính trong tương lai như: mua nhà, mua xe, đầu tư tài chính cá nhân,… Bên cạnh đó bạn cũng biết được khả năng và thời gian đạt được của những mục tiêu này.
- Chủ động tài chính trong mọi trường hợp
Khoản dự phòng vô cùng quan trọng đối với cá nhân và gia đình bạn. Giúp bạn chủ động tài chính trong mọi trường hợp bất ngờ như tai nạn, bệnh tật,… Do đó, việc lập kế hoạch và quản lý tài chính vô cùng quan trọng, mang lại sự an tâm cho bạn và người thân.
>> Xem thêm: Quy tắc 5 chiếc lọ: Cách người Do Thái quản lý tài chính thành công
- Quản lý và hạn chế các khoản nợ
Các khoản nợ thật ra không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng việc có quá nhiều khoản nợ và quản lý nợ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Để hạn chế điều đó, bạn áp dụng cách quản lý tài chính để tránh các khoản bội chi và có kế hoạch trả nợ hợp lý.
- Gia tăng tài sản của bạn
Việc am hiểu về tài chính và lập các mục tiêu tương lai mà quản lý tài chính cá nhân mang lại, sẽ giúp bạn phát triển tài sản của mình nhanh chóng. Giúp bạn đầu tư tài chính cá nhân đúng đắn, loại bỏ các khoản nợ không cần thiết, gia tăng khoản tiết kiệm.
- Quản lý tài chính tốt giúp nâng cao mức sống
Kết quả của việc quản lý tài chính cá nhân đúng đắn sẽ giúp bạn gia tăng tài sản, ổn định tài chính và có các khoản dự phòng bảo đảm cuộc sống an toàn. Từ đó bạn có các khoản dư dả để đầu tư vào bản thân, thỏa mãn các sở thích cá nhân như du lịch, mua sắm và nâng cao mức sống.
>> Xem thêm: Sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân mà ai cũng có thể mắc phải.
9 Nguyên tắc cải thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trong 30 ngày
Nguyên tắc 1: Xác định nguồn ngân sách
Việc đầu tiên khi bắt tay vào quản trị tài chính cá nhân đó chính là liệt kê ra tất cả các nguồn thu nhập định kỳ mà bạn có. Lưu ý là nên liệt kê càng chi tiết càng tốt. Điều này giúp bạn dễ tính toán và phân bổ các khoản chi một cách hợp lý nhất.
Nguyên tắc 2: Kiểm soát chi tiêu và cắt giảm các khoản không quan trọng
Nên hình thành thói quen kiểm soát chi tiêu theo ngày, tháng và năm, từ đó xác định các khoản chi tiêu cần thiết và các khoản có thể cắt giảm. Ví dụ, mỗi tháng bạn phải tốn một số tiền nhất định cho các nhu cầu cơ bản như ăn uống, nhà ở, đi lại,… Đó là những khoản chi tiêu không thể cắt giảm. Ngược lại, bạn có thể giảm bớt các khoản chi phí cho việc shopping, xem phim, tụ tập cùng bạn bè,…
Nguyên tắc 3: Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng với các hạn mức tín dụng, ưu đãi thanh toán hấp dẫn và ít tạo áp lực chi tiêu hơn tiền mặt. Điều đó khiến bạn dễ chi tiêu quá tay và cuốn vào các đợt “flash sale” mua sắm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính của bạn với các khoản bội chi cần thanh toán.
Nguyên tắc 4: Đầu tư sinh lời với số tiền nhàn rỗi
Khoản dự phòng ngoài chức năng giải quyết các rủi ro trong tương lai, còn là khoản tiết kiệm mà bạn có thể đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn các kênh đầu tư tài chính phù hợp và an toàn như gửi tiết kiệm, tham gia các quỹ đầu tư tích lũy,…
Nguyên tắc 5: Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được
Bạn nên chi tiêu ít hơn số tiền mà bạn kiếm được, để có thể tích lũy lại một phần tiền để dùng cho tương lai hoặc đầu tư. “Không nên tiêu quá 10% số tiền bạn kiếm được” là một nguyên tắc tiêu dùng và quản lý tài sản mà nhiều chuyên gia khuyến nghị. Một ví dụ về tài chính cá nhân, nếu thu nhập của bạn là 15 triệu đồng mỗi tháng, bạn không nên mua đôi giày có giá hơn 1,5 triệu đồng.
Nguyên tắc 6: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý chi tiêu
Sự tuân thủ sẽ quyết định hiệu quả lẫn kết quả của việc quản lý chi tiêu. Bên cạnh đó, đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thực hiện lâu dài. Tỷ lệ của các khoản chi tiêu, thu nhập, cũng như nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Cho nên bạn cần linh hoạt, cân chỉnh các con số sao cho phù hợp với bản thân nhất.
Nguyên tắc 7: Trích 10-15% khoản thu nhập hàng tháng để tiết kiệm
Tiết kiệm ít nhất từ 10 – 15% nguồn thu nhập hàng tháng là nguyên tắc cơ bản nhưng đem lại hiệu quả cực kỳ cao đối với người mới bắt đầu thực hiện quản trị tài chính cá nhân. Sau đó, bạn có thể nâng dần mức tiết kiệm tùy vào thu nhập hiện tại của bản thân.
Nguyên tắc 8: Đầu tư vào bản thân bằng cách mua các quỹ phòng hộ hoặc bảo hiểm nhân thọ
Hiện nay, các sản phẩm như bảo hiểm nhân thọ hoặc quỹ phòng hộ được mọi người cân nhắc lựa chọn đầu tư cho bản thân. Bởi vì nó không chỉ giúp bảo vệ tài chính của người tham gia trước các rủi ro trong cuộc sống mà còn kết hợp thêm các quyền lợi tích lũy và đầu tư. Điều này vừa giúp người tham gia rèn luyện thói quen quản lý chi tiêu hợp lý vừa có một nguồn tiền dư dả dành cho việc nghỉ hưu.
Nguyên tắc 9: Tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập khác
Bạn có thể tìm thêm một số công việc làm ngoài giờ khác để tăng thu nhập thụ động tùy vào năng lực và sở thích của bản thân. Chẳng hạn như nếu có khả năng viết lách tốt, bạn có thể tìm kiếm các công việc liên quan đến phát triển nội dung, lên kịch bản,… Tuy nhiên, bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý để có thể đảm bảo hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
>> Xem thêm: Bí quyết quản lý tài chính trước năm 30 tuổi để nhanh chóng đạt tự do tài chính.
2 Cách quản lý tài chính cá nhân được người thành công áp dụng
1. Sử dụng phương pháp 50/20/30
Quy tắc 50 20 30 là quy tắc phân chia thu nhập hàng tháng thành 3 phần, 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu, 20% thu nhập cho tiết kiệm và đầu tư, 30% thu nhập còn lại để phục vụ nhu cầu, mong muốn cá nhân. Cụ thể như sau:
- 50% Chi tiêu thiết yếu, bắt buộc: Gồm các chi phí cơ bản phải trả định kỳ như tiền thuê nhà, học phí, điện nước, tiền xăng, ăn uống,…Đối với khoản chi cố định này, bạn có thể xác định số tiền dựa trên hóa đơn, lịch sử chi tiêu các tháng trước.
- 20% Tiền tích lũy: Thiết lập khoản tiền này giúp bạn phòng tránh các rủi ro tài chính trong tương lai. Để tìm ra con số hợp lý, bạn có thể thử nghiệm bằng cách dành ra khoảng 10-15% thu nhập trong 2 -3 tháng. Và có thể điều chỉnh tăng dần theo khả năng tài chính của bạn. Mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng số tiền tích lũy lên.
- 30% Chi phí linh hoạt: Bao gồm các chi phí như mua sắm, giải trí, chi phí phát sinh khác,… Bạn có thể cân nhắc và hạn chế chi phí ở khoản này (tăng khoản dự phòng) nếu có thể. Vì đây không phải nhóm chi tiêu thiết yếu và đôi lúc bạn chỉ mua sắm do cảm tính chứ không thực sự cần thiết.
2. Sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính
Thực hiện quy tắc 6 chiếc lọ tài chính theo công thức quản lý tài chính cá nhân sau:
- Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập): Lọ đầu tiên trong 6 lọ tài chính chiếm phần trăm lớn nhất, nhằm cung cấp chi phí cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đáp ứng những nhu cầu không thể thiếu. Nếu bạn đang sử dụng hơn 55% thu nhập cho khoản này, bạn cần cân chỉnh để cắt giảm cho phù hợp.
- Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập): Khoản tiền này phục vụ cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn cho cuộc sống như mua nhà, mua xe, cưới sinh, kinh doanh,… Bí quyết là sau khi nhận được thu nhập bạn nên trích tiền ngay vào khoản này, hoặc mở sổ gửi tiết kiệm, nuôi heo đất để tránh trường hợp tiêu vào số tiền này.
- Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập): Nâng cao giá trị bản thân cũng là một cách nâng cao thu nhập của bạn. Do đó, bạn cần trích 10% thu nhập vào khoản này để tham gia các khóa học chứng chỉ, kỹ năng, workshop,… để trau dồi kiến thức tài chính, chuyên môn cho bản thân, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc.
- Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập): Đây được xem như khoản thưởng cho bản thân bạn sau khi đã nỗ lực làm việc và tiết kiệm, đồng thời cũng giúp bạn có tinh thần thoải mái, thêm động lực để cố gắng. Hãy dùng khoản tiền này để mua những thứ bạn đã thích, đi du lịch, chăm sóc bản thân,…
- Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập): Bạn sẽ dùng khoản tiền này để đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh,… sinh lời, tạo nên thu nhập thụ động, giúp bản thân đạt được mục tiêu tự do tài chính. Và quan trọng, bạn không được tiêu khoản tiền này, mà cần để chúng tiếp tục sinh lời, tái đầu tư. Khoản tiền này sẽ giúp bạn đề phòng mất việc hay rủi ro tài chính trong tương lai.
- Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập): Quỹ này sẽ dùng để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè. Tùy thuộc vào mức độ thu-chi mà bạn có thể giảm số tiền ở quỹ này xuống, tuy nhiên hạn chế cắt giảm hoàn toàn khoản này, vì trong cuộc sống luôn cần sự sẻ chia.
5 Bí quyết quản lý tiền bạc hiệu quả của người thành công
1. Liệt kê càng chi tiết các mục tiêu tài chính càng tốt
Hãy liệt kê chi tiết các mục tiêu tài chính dài hạn của bạn một cách cụ thể. Sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên:
- Đặt mục tiêu dài hạn như trả các khoản nợ, mua nhà hoặc nghỉ hưu sớm. Những mục tiêu này tách biệt với các mục tiêu ngắn hạn của bạn, chẳng hạn như tiết kiệm để có một chuyến du lịch.
- Đặt các mục tiêu ngắn hạn, chẳng hạn như tuân theo ngân sách, giảm chi tiêu, giảm thanh toán hoặc không sử dụng thẻ tín dụng của bạn.
- Ưu tiên các mục tiêu để giúp bạn lập một kế hoạch tài chính rõ ràng và chi tiết hơn.
2. Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp
Kế hoạch tài chính là điều cần thiết để giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Kế hoạch nên có nhiều bước hoặc nhiều mốc quan trọng. Một kế hoạch mẫu có thể bao gồm lập ngân sách hàng tháng và kế hoạch chi tiêu, sau đó thoát khỏi nợ nần.
3. Lập ngân sách và nghiêm túc theo dõi, bám sát
Ngân sách là một trong những công cụ quan trọng nhất giúp bạn thành công trong việc quản trị tài chính cá nhân. Nó cho phép bạn lập một kế hoạch chi tiêu, phân bổ tiền hợp lý, giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Ngân sách cũng sẽ giúp bạn quyết định cách tiêu tiền của mình trong những tháng và năm tới. Đừng quên tự thưởng cho bản thân vào các dịp như khi bạn trả hết nợ, đạt đủ ngân sách trong ba tháng hoặc khi bạn tích lũy thành công quỹ khẩn cấp của mình.
4. Trả các khoản nợ tài chính nghiêm túc, đừng để nợ xấu
Nợ là một trở ngại khiến bạn khó đạt được các mục tiêu tài chính, đó là lý do nên ưu tiên loại bỏ chúng. Lập kế hoạch xóa nợ để giúp bạn trả nợ nhanh hơn. Sau khi thanh toán hết một tài khoản nợ, hãy chuyển tất cả số tiền trong kế hoạch trả ở khoản nợ đó sang khoản nợ tiếp theo.
Hãy thử các cách sau để giúp bạn trả nợ nhanh hơn:
- Bán những vật dụng không dùng đến để kiếm thêm tiền cho kế hoạch trả nợ của bạn.
- Làm thêm công việc thứ hai có thể giúp rút ngắn thời gian trả nợ và tăng thêm khoản thu nhập cho bạn.
- Cân nhắc các lĩnh vực mà bạn có thể cắt giảm ngân sách, nhằm tăng lượng tiền mặt sẵn có cho các khoản thanh toán nợ của bạn.
5. Đừng ngại xin lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ chuyên gia
Khi bạn đã tăng khoản tiết kiệm và muốn bắt đầu đầu tư để gia tăng tài sản của mình, hãy tham khảo ý kiến của một nhà hoạch định tài chính để giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư khôn ngoan.
Một cố vấn tài chính tốt sẽ chỉ ra được những rủi ro liên quan đến mỗi khoản đầu tư và giúp bạn tìm ra sản phẩm phù hợp với khả năng và nhu cầu hoàn vốn đầu tư của bạn. Đồng thời giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh nhất có thể.
Một người lập kế hoạch tài chính cũng có thể giúp bạn lập ngân sách. Ngoài các cố vấn tài chính, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm và ý kiến từ bố mẹ, đồng nghiệp, bạn bè,…
4 Công cụ quản lý tài chính cá nhân tốt nhất 2023 được khuyên dùng
1. Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân thông minh với sổ ghi chép
Bạn chỉ cần chuẩn bị một quyển sổ nhỏ gọn và chịu khó đến cuối ngày ghi chép lại nhật ký xem hôm nay mình đã chi bao nhiêu tiền cho những việc gì. Hoặc hiệu quả hơn có những việc bạn biết trước mình sẽ làm trong ngày thì có thể ghi trước đề mục, tối về bổ sung số tiền sau.
2. Phương pháp quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật – Sổ tay Kakeibo
Kakeibo theo tiếng Nhật có nghĩa là sổ tay chi tiêu tài chính, do nữ nhà báo Hani Motoko (Nhật Bản) sáng lập năm 1904. Sử dụng phương pháp này, bạn có thể ghi chép chi tiết về các hoạt động chi tiêu và tiết kiệm của mình chỉ bằng một cây bút và cuốn sổ thay vì sử dụng phần mềm máy tính hiện đại.
Cách tiết kiệm tiền của người Nhật này không sử dụng các app, ứng dụng hiện đại. Mỗi khi đặt bút viết vào sổ các chi tiêu của mình sẽ khiến bạn phải suy ngẫm thêm một lần nữa về các khoản chi tiêu. Tuy có rất nhiều phương pháp tiết kiệm tiền khác nhau, nhưng người Nhật vẫn ưu tiên phương pháp Kakeibo này.
Sổ tay Kakeibo vận hành dựa trên 4 câu hỏi:
- Bạn có bao nhiêu tiền?
- Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
- Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?
- Bạn sẽ làm gì để cải thiện?
3. Cách quản lý tài chính cá nhân bằng bảng Excel trên máy tính PC
Tương tự cách đầu tiên nhưng đối với việc quản lý tài chính cá nhân bằng excel, tất cả đều làm trên máy tính. Và tất nhiên, nó giải quyết được điều bất lợi của cách 1 đó là việc tính toán nhanh chóng và chính xác hơn.
Với excel bạn chỉ việc dùng vài lệnh đơn giản thì đã có thể tính toán được chi tiêu. Đồng thời, excel cũng có chức năng vẽ biểu đồ, từ đó bạn có thể so sánh chi tiêu của mình qua từng tháng và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.
4. Ứng dụng phần mềm quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Nếu bạn chưa rành về quản lý tài chính hoặc muốn tìm cách ghi chép thu chi thuận tiện hơn, bạn có thể tải về những ứng dụng quản lý tài chính. Các ứng dụng này thường được những chuyên gia tài chính phát triển và cách sử dụng rất đơn giản. Bạn có thể thiết đặt ngân sách chi tiêu, theo dõi và ghi nhận lại bất kỳ chi tiêu nào chỉ trên chiếc điện thoại.
Điển hình như ứng dụng tài chính Timo. Vốn là ứng dụng ngân hàng số nhưng Timo còn hỗ trợ bạn về việc quản lý tài chính chứ không chỉ dùng để giao dịch ngân hàng. Ứng dụng Timo cho phép bạn chi tiêu, thanh toán với Spend Account, tính toán chiến lược tiết kiệm với tiết kiệm Timo Goal Save và tiết kiệm kỳ hạn Timo Term Deposit cực kỳ nhanh chóng.
Bên cạnh đó, Timo còn có tính năng Hũ Chi Tiêu (Money Pot) vận hành theo quy tắc 6 chiếc lọ tài chính. Với tính năng này, bạn chỉ cần cài đặt số tiền cần thiết vào mỗi lọ. Khi tài khoản của bạn nhận được thu nhập hàng tháng, Timo sẽ tự động phân số tiền đó vào những chiếc lọ theo quy tắc bạn đã đề ra. Điều này giúp bạn quản lý tiền theo phương pháp 6 hũ tài chính hiệu quả hơn.
Kênh kiến thức giúp bạn mở rộng tư duy quản lý tài chính cá nhân
Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân – Cuốn sách hay của Brian Tracy
Brian Tracy là chuyên gia và diễn giả hàng đầu thế giới trong mọi lĩnh vực liên quan đến kinh doanh và thành công cá nhân. Ông đã có hơn 5.000 bài diễn thuyết, tài liệu quản lý tài chính cá nhân và là huấn luyện viên bậc thầy cho các nhà lãnh đạo cấp cao trong các ngành công nghiệp trọng điểm.
Trong cuốn sách “Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân”, Brian Tracy cùng cộng sự Dan Strutzel sẽ làm sáng tỏ những bí ẩn tiền bạc, xóa sạch những hoang tưởng và thẳng thắn chỉ ra những hành vi cùng thái độ lố bịch của con người trong quá trình kiếm tiền, tiêu tiền và tạo ra tiền. Đồng thời, cho bạn thấy được liệu bạn là người mới hay nghệ sĩ bậc thầy trong nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân.
>> Xem thêm: Top 5 sách quản lý tài chính cá nhân hay và nên đọc
Loạt bài blog viết về quản lý tài chính cá nhân của The Present Writer
The Present Writer là trang blog của chị Nguyễn Phương Chi, hiện là Tiến sĩ Giáo dục đang lập nghiệp và định cư tại Mỹ. The Present Writer chia sẻ về những trải nghiệm trong cuộc sống, nghiên cứu làm việc, học tiếng Anh, kỹ năng mềm, du lịch, quan hệ xã hội, chủ nghĩa tối giản và quản lý tài chính cá nhân hướng đến mục tiêu tự do tài chính,…
Đọc các bài blog của Chi, chúng ta sẽ có thêm nhiều góc nhìn mới về cuộc sống và chiêm nghiệm được những bài học, ý nghĩa sâu sắc. Bạn có thể xem thêm các blog về quản lý tài chính cá nhân của chị The Present Writer tại đây.
Trên đây là những thông tin về quản lý tài chính cá nhân và những nguyên tắc, bí quyết quản lý của người thành công. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tìm ra được cách làm sao để quản lý tài chính cá nhân phù hợp. Đăng ký Timo ngay để trải nghiệm những tiện ích về quản lý chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả nhất.